Đánh giá:
  4.75/5 trong 1 Đánh giá

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch đến hết tháng 8, nhiều công ty du lịch lữ hành bị hủy tour nên tỷ lệ hủy phòng các khách sạn lên đến 98-100% ở hầu hết địa phương, trong đó Hà Nội hủy 32.000 tour, TP.HCM hủy 35.000 tour.

Nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/

Nỗ lực giữ chân khách hàng

Theo thống kê sơ bộ của Sở Du lịch TP.HCM, từ khi dịch Covid-19 lần hai bắt đầu, đến nay đã có hơn 35.000 chương trình du lịch gồm tour trọn gói, tour tự chọn, các dịch vụ khách sạn, vé máy bay, điểm tham quan... của các doanh nghiệp bị hủy, hoãn. 

Theo các chuyên gia, đợt dịch bệnh này sẽ khiến các doanh nghiệp khó khăn gấp bội, thậm chí sẽ có làn sóng doanh nghiệp phá sản bởi trước khi có đợt bùng phát dịch lần hai, doanh nghiệp ngành du lịch đã cực kỳ khó khăn. Theo các công ty du lịch, trong tình hình dịch bệnh khó khăn, rất cần nhiều cánh tay nối dài từ chính sách hỗ trợ, khách hàng đến sự liên kết giữa các công ty trong lĩnh vực. Đơn cử, chỉ cần 20% khách hàng đặt cọc mua tour trong nước trong vòng một năm sẽ giúp cho doanh nghiệp lữ hành tránh được nguy cơ phá sản trong mùa dịch. Để “cứu mình”, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tung ra nhiều chính sách ưu đãi để hỗ trợ và giữ chân khách hàng. Đơn cử, khi đứng trước tình thế có 22.000 lượt khách hủy tour, Công ty Vietravel đã xoay chuyển tình thế, biến nguy thành cơ bằng cách đưa ra các chính sách khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng chuyển tour tuyến sang các điểm đến an toàn khác, nhờ đó mà công ty đã giữ chân được hơn 15.000 khách. 

Trông chờ chính sách 

Mặc dù đợt dịch lần hai bùng phát, doanh nghiệp du lịch ứng phó bình tĩnh hơn nhưng nỗi lo lớn nhất của các công ty này là lo ngại mất nhân lực. Số liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Trong tương lai, khi dịch bệnh qua đi, rất có thể doanh nghiệp du lịch sẽ đối mặt với khủng hoảng nguồn nhân lực khi chi phí tuyển dụng và đào tạo cao khiến việc quay lại thị trường càng khó khăn hơn. 

Cần nhiều cánh tay nối dài

Du khách tham quan danh thắng Du lịch Tràng An & Du lịch Ninh Bình

Các doanh nghiệp lữ hành khác cũng gần như không có nguồn thu nhưng chi phí cho người lao động vẫn phải đảm bảo và điều cần nhất lúc này là hỗ trợ từ Chính phủ, nhiều doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ và vừa nên chỉ cần khoản vay vài trăm triệu đồng là đã có thể giúp trả tiền thuê mặt bằng và duy trì nguồn nhân sự cơ hữu. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không vay được dù trước đó đã ký quỹ hàng trăm triệu đồng trong ngân hàng để có thể hoạt động. 

Theo quy định, trước khi hoạt động, doanh nghiệp khai thác tour nội địa sẽ phải ký quỹ 100 triệu đồng; doanh nghiệp khai thác tour nước ngoài, đón khách quốc tế đến Việt Nam ký quỹ 500 triệu đồng. Trong bối cảnh khó khăn về thanh khoản và dòng tiền do dịch, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có chính sách cho vay ưu đãi lại khoản tiền ký quỹ này để doanh nghiệp có dòng tiền góp phần trả lương cho nhân viên, duy trì hoạt động, hoặc doanh nghiệp ký quỹ ở ngân hàng nào thì được vay lại ở đó với lãi suất ưu đãi hoặc được hoàn thuế thu nhập cá nhân khoảng 20-30% trong ba năm gần nhất, như vậy doanh nghiệp sẽ có dòng tiền để tiếp tục phục hồi sau dịch.

Với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp cũng cho rằng chưa đến được với nhiều doanh nghiệp du lịch. Cụ thể, các tiêu chí để doanh nghiệp  hưởng chính sách rất khó khăn, trên địa bàn TP.HCM chưa tới 10 hướng dẫn viên được trợ cấp từ gói này.

Về phía Tổng cục Du lịch cũng sẽ tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ như cho vay lãi suất ưu đãi để trả lương nhân viên; gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm thuế VAT; áp dụng chính sách giảm giá điện bán lẻ cho ngành sản xuất đối với các cơ sở lưu trú du lịch, giảm tiền điện cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch được dùng để cách ly bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến hết năm thay vì chỉ ba tháng như hiện nay.

Cần nhiều cánh tay nối dài
Một tour du lịch sông nước miền Tây - Du lịch Miền Tây

Tìm cách xoay xở 

Để duy trì hoạt động và... có thu nhập nuôi nhân viên, nhiều công ty du lịch đã tìm cách xoay sở bằng một phương án kinh doanh mới. Những ngày gần đây, trên trang chủ website của Công ty Du lịch Việt xuất hiện nhiều thông tin chia sẻ về Khẩu Trang Y Tế chất lượng với giá bình ổn.

Ông Trần Văn Long - Tổng giám đốc Công ty Lý Hải Travel cho biết: “Ngay khi dịch Covid-19 xuất hiện, công ty đóng cửa gần như toàn bộ hoạt động du lịch. Tận dụng mối quan hệ trong ngành du lịch, chúng tôi đã nhập khẩu máy móc và hợp tác với một công ty đối tác để phân phối độc quyền các sản phẩm khẩu trang y tế, trang phục chống dịch, trang phục y tế và các sản phẩm y tế dùng một lần”.

Hàng trăm nhân sự dồn sức để làm khẩu trang, từ sắp xếp, đóng hộp sản phẩm đến trực tiếp bán hàng, tư vấn cho khách hàng với hy vọng có thể ký hợp đồng nhiều hơn và duy trì công ăn việc làm cho nhân viên đến hết năm. “Hiện tại chúng tôi sản xuất 100% tại Việt Nam, công suất khoảng 5 triệu khẩu trang/ngày”, ông Long tiếp. Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng, lúc đầu công ty cũng không nghĩ sẽ đầu tư nhiều và biến khẩu trang thành mặt hàng chủ lực những dịch bệnh kéo dài nên đã đầu tư hẳn một nhà máy để sản xuất lớp vải không dệt vốn chiếm 2/3 giá thành một chiếc khẩu trang”.

Xem thêm tại : https://doanhnhansaigon.vn/du-lich/can-nhieu-canh-tay-noi-dai-1100344.html

Sắp xếp: